Mỗi vùng miền sẽ có những quy định chung về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết. Và mỗi nhà sẽ có mâm ngũ quả riêng tùy theo ý nghĩa, thói quen hay loại quả yêu thích. Mâm ngũ quả ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa trang trí cho bàn thờ gia tiên. Hay mang không khí Xuân vào nhà. Mà quan trọng hơn hết đó là cách gia chủ thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Cũng như mang theo ước nguyện cho một năm mới may mắn, sung túc, đủ đầy. Cùng Hagovi tìm hiểu mâm ngũ quả 3 miền được bày trên bàn thờ gia tiên theo phong tục nhé.
Nguồn gốc của phong tục bày mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả là một mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau. Thường được các gia đình Việt chuẩn bị dâng lên bàn thờ dịp tết. Mỗi một loại trái cây sẽ mang một cái tên khác nhau. Nhằm gửi gắm nguyện vọng năm mới của gia chủ.
Ngũ quả một phần nào đó cũng tượng trưng cho ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong văn hóa phương Đông, 5 loại quả tượng trưng cho năm yếu tố ngũ hành. Và cho sự đầy đủ, ước muốn đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú – Qúy – Thọ – Khang – Ninh. Hoặc ngũ cũng là ngũ của ngũ hành, ngũ cốc, ngũ quan, ngũ vị, ngũ tạng…
Một mâm quả lại có thể tượng trưng cho nhiều điều như vậy nên đã trở thành một biểu trưng tượng trưng cho lòng thành kính, tấm lòng của người Việt với tổ tiên.
Ý nghĩa phong tục bày mâm ngũ quả truyền thống
Ý nghĩa của ngũ quả được hiểu ngay trên cái tên của nó. Ngũ tức là năm, đây chính là biểu trưng của sự sống. Người xưa thường nhìn vào những vật xung quanh và mâm ngũ quả để dự đoán mùa màng trong năm nên 5 thứ quả ứng với mệnh của con người. Hơn nửa số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi.
Quả tượng trưng cho sự sung túc với hình tượng mỗi quả là vũ trụ. Quả có hạt tượng trưng cho sao mang ý nghĩa sinh sôi trường tồn và tái sinh bất tận của sự sống.
Theo thuyết duy vật thì tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (được gọi là ngũ hành). Chính vì vậy, mâm ngũ quả chính là đại diện của những yếu tố tạo nên vạn vật này.
Mâm ngũ quả ngày tết thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi và phát triển. Cũng vì thế từ xưa đến nay trên mâm ngũ quả đã có sự hiện diện của 5 loại trái cây để cúng giao thừa. Nhằm kính dâng lên trời đất, thánh thần trong giờ phút thiêng liêng.
Mỗi loại quả trong mâm ngũ quả lại mang một ý nghĩa khác nhau:
- Bưởi: Phúc lộc, viên mãn
- Thanh long: Rồng mây hội tụ
- Dưa hấu: Tốt đẹp, viên mãn, trung thực
- Đu đủ: Đầy đủ, thịnh vượng
- Mãng cầu: Cầu chúc mọi điều như ý
- Dứa (thơm): Thơm tho, đa phúc lộc
- Hồng: Hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
- Lựu: Đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
- Phật thủ: Bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
- Chuối: Tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
- Dừa: Viên mãn
- Xoài: Tiêu xài không thiếu thốn
- Quất: Sung túc, lộc lá
- Đào: Sự thăng tiến, danh lợi
Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng phong tục truyền thống 3 miền
Mâm ngũ quả của miền Bắc
Trong mâm ngũ quả của miền Bắc, những màu sắc có trên mâm cũng được lựa chọn theo thuyết ngũ hành như: Màu trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Cách bày trí lại được làm xen kẽ với nhau để tạo nên sự hài hòa, cân đối và hợp với phong thủy.
Những loại quả thường thấy trong mâm ngũ quả của miền Bắc như: chuối, bưởi, đào, hồng, quý. Đây là những loại quả tượng trưng cho Phú, Qúy, Thọ, Khang, Ninh. Tuy nhiên ngày nay trên mâm ngũ quả thực tế có nhiều loại hơn như phật dưa hấu, táo, hồng, Phật thủ, lựu, quất, cam…
Bài trí mâm ngũ quả của miền Bắc thường để chuối phía dưới cùng tạo nên thế bao bọc những loại quả khác. Chúng vừa đẹp lại vừa có thể cân bằng màu sắc giúp mâm ngũ quả ngày tết trở nên đẹp hơn, phong phú hơn.
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung thì không câu nệ quá nhiều về loại hình thức hay các loại. Thường là có gì cúng đó nên tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà mâm ngũ quả cũng sẽ khác nhau. Một số loại quả thường có trong mâm ngũ quả của gia đình miền Trung như: Thanh long, xoài, dưa hấu, đu đủ, mãng cầu, dứa…
Cách bài trí cũng vô cùng đơn giản vì nó không có một quy tắc rõ ràng nào. Mâm ngũ quả của miền Trung thường bày những quả dáng to, nặng ở dưới làm nên và những quả nhỏ bày ở trên tạo sự cân đối.
Bày mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam
Người miền nam chắc chắn sẽ không còn lạ gì với câu “Cầu dừa đủ xài”, đây chính là mâm ngũ quả thường thấy của các gia đình miền Nam. Người Trung thường không chú trọng đến các quy tắc trên mâm ngũ quả nhưng người Nam lại vô cùng xem trọng.
Ngoài những quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung thì có thêm một số trái khác như thơm, dưa hấu,…
Cách bài trí mâm ngũ quả miền nam không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật hay quy tắc nhưng lại lấy yếu tố hài hòa làm đầu. Họ sẽ chọn những quả to phía dưới, nhỏ phía trên và xếp như thế nào để cho giống một ngọn tháp. Người Nam thường bày riêng 2 quả dưa hấu hai bên mâm ngũ quả.
Những lưu ý khi bày biện mâm ngũ quả
Người miền Nam thường kiêng kỵ những loại quả như chuối, lê, táo, cam, quýt… bởi họ cho rằng nó không tốt cho việc làm ăn.
Mâm ngũ quả thường được cúng trong một thời gian khá dài. Có thể kéo dài qua tết nên chọn những loại quả có thể chưng lâu. Bởi nếu chọn những quả chín sớm sẽ gây tình trạng hư hỏng, mang đến điềm xấu.
Nên chuẩn bị mâm ngũ quả trước đêm giao thừa. Đảm bảo phát huy hết ý nghĩa của nó vào lúc giao mùa.
Trên mâm ngũ quả phải là quả thật. Tuyệt đối không sử dụng đồ giả bởi như đã nói phía trên. Mâm ngũ quả không những tượng trưng cho sự hài hòa âm dương. Mà còn là biểu tượng cho lòng thành kính với gia tổ, thần Phật.
Cho dù ở đâu chăng nữa. Chúng ta cũng luôn giữ gìn nền phong tục truyền thống của tổ tiên. Chính phong tục tập quán đã gắn kết chúng ta bao đời nay. Hãy lưu ý những thông tin trên đây nhé.
Tham khảo thêm một số sản phẩm tại đây:
HAGOVI chuyên cung cấp các sản phẩm gỗ đến các tỉnh: Thiết kế nội thất tại Hà Nội. Thiết kế nội thất tại Hải Dương. Thiết kế nội thất tại Khánh Hòa. Thiết kế nội thất tại Lâm Đồng. Thiết kế nội thất tại Hồ Chí Minh. Thiết kế nội thất tại Cần Thơ. Thiết kế nội thất tại Quảng Bình. Thiết kế nội thất tại Quảng Trị. Thiết kế nội thất tại Nghệ An. Thiết kế nội thất tại Hà Tĩnh.